image banner
Thông tin mới nhất
Đăng nhập
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC - LỚP LÁ 3

Hình ảnh: Cô Bích Như – GVCN lớp Lá 3

VẬN ĐỘNG VỖ TAY THEO NHỊP BÀI HÁT “TẬP ĐẾM”

     Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ MN dễ có cảm xúc, ngây thơ nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.

  

Hình ảnh: Lớp Lá 3 tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc

 

     Khi tiếp xúc với âm nhạc, trẻ có khả năng tổng hợp cùng với tư duy logic. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ ÂN là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại. Khi tập hát hoặc vận động âm nhạc giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ nhận thức và trên cơ sở đó trí nhớ ngày càng phát triển.

 

Hình ảnh: Cô cho từng nhóm vận động vỗ tay theo nhịp

     Tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ càng yêu thích âm nhạc bao nhiêu thì càng thuộc nhanh bấy nhiêu. Điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức về thế giới xung quanh.

 

Hình ảnh: Trẻ vận động vỗ tay theo nhịp

     Hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu và phổ biến,  giúp trẻ tham gia một cách hứng thú, nhẹ nhàng và thoải mái. Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, phát triển năng khiếu âm nhạc và vận động. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục tốt hơn.

  

Hình ảnh: Trẻ hào hứng, tích cực tham gia trò chơi âm nhạc

     Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ ham thích, xuất hiện dần quan hệ lựa chọn, nghĩa là những sự ham thích khác nhau. Đó chính là cơ sở hình thành thị hiếu âm nhạc, giúp trẻ biết nhận xét, trao đổi... Cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu... Đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.

Tác giả: Trương Thị Hương Huyền